Ăn dặm là một trong những cột mốc đánh dấu sự trưởng thành và thay đổi của mọi đứa trẻ.
Nội dung chính của bài viết
Show
Đâu là giai đoạn ăn dặm của bé?
Ăn dặm là giai đoạn bé chuyển từ chế độ bú sữa sang chế độ ăn đặc như cháo, bột, cơm,...Thời điểm thích hợp nhất cho sự chuyển giao này là khi bé vừa đạt từ 6 - 12 tháng tuổi. Khi ấy, bé đã có đủ khả năng để hoạt động miệng lưỡi và thực hiện việc nuốt thức ăn đặc.
Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn khá khó khăn và thú vị với cả mẹ và trẻ. Chắc chắn với mỗi gia đình, đây là một trong những bước khởi đầu ý nghĩa và khó quên. Đầu tiên, bé sẽ chuyển dần từ chế độ ăn dạng lỏng sang dạng sệt rồi đến các món ăn lợn cợn và cuối cùng là dạng miếng.
Đồ ăn dặm cho con cần phải lựa chọn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và đầy đủ về cả mặt số lượng. Có vậy trẻ mới phát triển một cách toàn diện và hệ tiêu hóa có thể phát triển và xử lý mọi loại thức ăn. Vì vậy, buộc gia đình phải lên sẵn kế hoạch ăn uống để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Bé ăn dặm có cần sử dụng muối hay không?
Không chỉ có các loại thực phẩm dinh dưỡng, các gia đình cần phải chú trọng về cả hương vị mặn ngọt của món ăn. Một chế độ ăn uống chứa lượng muối dư thừa sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến đứa trẻ.
Tuy nhiên, Natri và Clo là hai loại khoáng chất thiết yếu không thể thiếu cho mọi độ tuổi. Hai loại nguyên tố này đóng vai trò cân bằng thể dịch, gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và ổn định hoạt động cho các tế bào, chức năng cơ quan cho cơ thể.
Mỗi giai đoạn, độ tuổi bé sẽ cần lượng muối cung cấp khác nhau. Theo khuyến nghị của Bộ y tế phê duyệt (16/06/2016), nhu cầu về chất natri trong muối cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi như sau:
- Trẻ dưới tháng tuổi: Cần ít hơn 1 gam muối mỗi ngày.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi - dưới 1 tuổi: 1 gam muối mỗi ngày.
- Trẻ trên 1 tuổi: 2 gam muối mỗi ngày.
- Với trẻ từ 1 - 2 tuổi: Tính cả thực phẩm lẫn gia vị chỉ khống chế khoảng 2 - 3 gam mỗi ngày.
Không nên nêm nến gia vị một cách ngẫu nhiên, thay vào đó hãy sửa dụng vật dụng để đong đến như: thìa, cân tiểu ly,...
Ngoài NaCl thì trung bình trẻ nhỏ sẽ còn cần được bổ sung khoảng 50 mcg IOD mỗi ngày. Chúng ta có thể bổ sung IOD thông qua nhiều loại thực phẩm như: rau chân vịt, sữa bò, quả bầu dục; khoai tây,... Thành phần muối hồng Himalaya có chứa lượng IOD tự nhiên và được các chuyên gia đánh giá là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho các loại muối thông thường.
Qua đây có thể thấy, quá trình phát triển của trẻ luôn cần phải bổ sung đủ lượng muối cần thiết.
Những lưu ý quan trọng khi cho bé ăn dặm bằng muối.
Dưới đây là 3 lưu ý quan trọng mà mẹ cần ghi nhớ trong quá trình cho bé ăn dặm và lượng muối bổ sung cho trẻ:
Lựa chọn muối phù hợp cho bé
Một số loại muối khi được khai thác và chế biến sẽ sàng lọc hoàn toàn các khoáng chất và chỉ để lại hàm lượng NaCl. Sau đó, đơn vị sản xuất mới tiến hành sử dụng chất phụ gia và bổ sung thêm IOD cho muối. Chính vì vậy lượng IOD không phải tự nhiên và khó hấp thụ vào món ăn khi nêm nếm. Thay vì vậy, bạn có thể sử dụng muối hồng Himalaya để làm gia vị nêm nếm cho trẻ.
Để bổ sung thêm nhiều loại khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của bé, bạn có thể sử dụng muối hồng để thay thế cho các loại muối ăn thông thường.
Muối hồng Himalaya được khai thác từ các mỏ đá muối cổ. Loại khoáng sản này được hình thành từ hàng trăm triệu năm trước nên chúng có độ tinh khiết bậc nhất trên thế giới. Ngoài hàm lượng NaCl tương tự như những loại muối khác, muối hồng còn sở hữu hơn 84 loại khoáng chất khác nhau.
Đảm bảo vị mặn phù hợp cho bé
Khi mẹ nêm nếm thức ăn cho trẻ sẽ cảm thấy khá “nhạt nhẽo” bởi hương vị của mẹ và bé hoàn toàn khác nhau. Nếu mẹ nêm nếm gia vị vừa miệng với mẹ, thì có nghĩa là mặn với cảm nhận của trẻ. Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, gia đình nên cho bé tập ăn nhạt để đảm bảo sức khỏe của bé sau này.
Để giúp món ăn thêm thơm và ngậy hơn mẹ có thể sử dụng phô mai để thay thế cho mắm muối trong món ăn của trẻ.
Không cho trẻ ăn dặm quá sớm
Nếu gia đình cho bé ăn dặm quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng hệ tiêu hóa và khiến trẻ thiếu hụt các chất dinh dưỡng đặc biệt có trong sữa mẹ. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng mang thai tiếp theo cho mẹ.
Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều
Bé ăn dặm trong thời gian đầu, mẹ nên cho bé tập từng ít một. Trong từ 1 - 3 bữa đầu tiên, bé có thể sử dụng từ 5 - 10ml thức ăn. Sau đó mới bắt đầu tăng từ từ lượng thức ăn để hệ tiêu hóa kịp thời ích ứng với môi trường mới.
Những ngày đầu, mẹ cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày, sau đó là 2 bữa/ngày và cuối cùng là dùng thêm hoa quả, sữa chua, váng sữa,...
Cho trẻ ăn dặm từ chất lỏng đến đặc dần
Trong thời gian cho bé ăn dặm, các mẹ phải thật bình tĩnh thực hiện các bước để bé kịp làm quen và thích ứng với chế độ ăn mới.
Vốn trẻ được làm quen với việc bú sữa mẹ (chất lỏng), nên khi cho trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm mẹ cần sử dụng dần dần từ lỏng cho đến các món ăn đặc dần dần. Bước đầu, hãy thử cho trẻ sử dụng bột loãng, dần dần từ bột sang cháo rây, cháo nguyên hạt và cơm nát,... Nếu mẹ quá nóng vội và đốt cháy giai đoạn sẽ không tốt cho bé và thậm chí còn khiến dạ dày bé hoạt động quá tải.
Không sử dụng dầu mỡ trong chế biến món ăn
Trẻ nhỏ cần được bổ sung chất béo từ dầu mỡ với một lượng vừa đủ, bạn nên chỉ nên sử dụng các loại dầu thực vật như: dầu óc chó, dầu hạt cải,...
Ăn dặm là giai đoạn quan trọng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Các gia đình cần chú trọng đến những nguồn khoáng chất thiết yếu để bổ sung thường xuyên và đầy đủ cho trẻ. Với những trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lên cân,... gia đình cần đưa con đến các cơ sở y tế để kiểm tra đánh giá và lên kế hoạch chăm sóc cho trẻ.
Trên đây là chia sẻ việc cho bé ăn dặm bằng muối và những lưu ý cần thiết mà các gia đình cần nắm được. Đây là mốc thời gian bé cần có sự quan tâm toàn diện từ gia đình, vì vậy bố mẹ thật chú ý và không được chủ quan.
Có thể bạn quan tâm:
- Công dụng của việc uống nước muối hồng thường xuyên ít ai ngờ tới
- TOP 7 địa chỉ bán muối hồng Himalaya uy tín, giá tốt nhất tại Sài Gòn
- So sánh khoáng chất của muối hồng và muối biển